Top 5 sự kiện khoa học công nghệ HOT nhất cuối năm 2019

Top 5 sự kiện khoa học công nghệ HOT nhất cuối năm 2019

Cuối năm cũng là thời điểm để tổng kết lại các sự kiện, thành tựu nổi bật trong năm. Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2019 thuộc các lĩnh vực cơ chế chính sách, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên; nghiên cứu ứng dụng, tôn vinh nhà khoa học, hội nhập quốc tế. Cùng Thế giới gói cước điểm lại những sự kiện khoa học công nghệ, những điểm nóng mới nhất trong năm 2019 vừa qua nhé.

Có thể bạn đang quan tâm và cần xem nhanh, mời bạn truy cập vào đường dẫn này: Đăng ký gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone D2 1 ngày.

Top 5 sự kiện khoa học công nghệ HOT nhất cuối năm 2019.thegioigoicuoc.com

I. Sự kiện khoa học công nghệ 2019: VNPT được vinh danh!

Hiện nay đã có 95/95 các cơ quan, bộ, ngành, địa phương kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia do VNPT xây dựng. Các phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được kết nối. Đồng thời liên thông cả theo chiều dọc và chiều ngang một cách thông suốt và có tính hệ thống. Văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an toàn giữa các cơ quan nhà nước. Với những tính năng nổi trội và hiệu quả trong ứng dụng thực tế. Trục liên thông văn bản quốc gia vừa được vinh danh hạng mục Giải Vàng danh giá trong khuôn khổ Giải thưởng Kinh doanh quốc tế Stevie Awards 2019.

Chính thức được vận hành từ ngày 09/12/2019, Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; hướng tới nâng cao sự phục vụ của nhà nước với người dân, doanh nghiệp, giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước thuận tiện, dễ dàng hơn.

Theo tính toán chỉ riêng với những dịch vụ đang được triển khai, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ tiết kiệm được 4.222 tỷ đồng/năm. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên, tỷ lệ thuận với số lượng dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Là đơn vị phát triển và vận hành hệ thống kỹ thuật Cổng dịch vụ công quốc gia, VNPT đã bố trí hệ thống hiện đại trên hạ tầng VNPT-IDC: Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier3 kết nối 63/63 tỉnh, thành trên toàn quốc và kết nối với quốc tế với tổng dung lượng chiếm 70% băng thông quốc tế tại Việt Nam; thực hiện công tác giám sát 24/7; huy động nguồn lực là các chuyên gia về an toàn thông tin ứng trực trong việc giám sát đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống.

Trước đó, sự kiện Cổng Dịch vụ Công quốc gia chính thức được đi vào vận hành cũng được Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam bình chọn top 6 sự kiện ICT nổi bật nhất năm 2019.

Việc các giải pháp CNTT của VNPT liên tiếp được vinh danh tại các giải thưởng quốc tế và các sự kiện khoa học công nghệ cho thấy vai trò dẫn dắt của Tập đoàn trong việc định hướng xây dựng giải pháp, dịch vụ số trên thị trường viễn thông công nghệ trong nước. Hiện nay, VNPT đang có chiến lược đầu tư và phát triển hệ sinh thái ở nhiều lĩnh vực nhằm chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số, sát cánh cùng Chính phủ xây dựng hàng loạt giải pháp công nghệ và hiện thực hoá Đề án Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

II. Internet Day 2019 hướng tới chuyển đổi số

2.1 Cái nhìn tổng quan về chuyển đổi số tại Việt Nam

Thế giới đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng nhằm kiến tạo xã hội số. Sau chủ đề “Internet và hệ sinh thái số Việt Nam” tại sự kiện Internet Day năm 2018, trong 1 năm qua, các tổ chức, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã nỗ lực số hóa và chuyển dịch sang các nền tảng số.

Dự thảo Đề án Chuyển số quốc gia Việt Nam đã đưa ra 03 giai đoạn Chuyển đổi số nhằm hướng tới chuyển đổi số toàn diện, với nền kinh tế, xã hội vận hành dựa trên công nghệ số, đổi mới và sáng tạo. Trong tiến trình trên, Internet thực sự đóng một vai trò then chốt để liên kết thế giới thực và ảo.

Tại Việt Nam, năm 2019 đã chứng kiến hàng loạt các tên tuổi lớn trong làng Internet Việt Nam khẳng định rõ quyết tâm chuyển mình để trở thành các nhà cung cấp dịch vụ số và tiên phong kiến tạo xã hội số.

Chính vì vậy, Ban Tổ Chức Internet Day năm nay quyết định chọn “Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số” (Internet Vietnam: Innovation for Digital Transformation) làm chủ đề chính của chương trình.

Ban tổ chức cho biết, hội thảo Internet Day năm nay sẽ bao gồm Phiên hội thảo toàn thể diễn ra vào buổi sáng tập trung vào 3 nội dung chính: Tổng quan định hướng chính sách, tầm nhìn, chiến lược Chuyển đổi số cho Việt Nam; Đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số, kinh nghiệm quốc tế; Toạ đàm “Internet Việt Nam – đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số”

Phiên Tọa đàm sẽ bàn thảo: Chuyển đổi số đối với Việt Nam, trọng yếu là gì; Vai trò, tác động của các DN cung cấp; Lộ trình, các bước chuyển đổi số cho DN Việt Nam.

Buổi chiều cùng ngày, sự kiện chia làm 03 phiên song song về các chủ đề: Chiến lược, lộ trình và giải pháp chuyển đổi số cho DN trong hoàn cảnh Việt Nam; Startup công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam trong dòng chảy chuyển đổi số; Sự hợp nhất trong Kinh tế Internet.

2.2 Chuyên đề riêng cho Start-ups và các nhà đầu tư

  • Với những diễn tiến rất nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – cuộc cách mạng nhằm kiến tạo xã hội số, tinh thần khởi nghiệp hay tinh thần đổi mới sáng tạo đang được đề cao tại Việt Nam với các chủ trương, chính sách không chỉ từ chính phủ mà từ chính các Quỹ đầu tư bước đầu được đưa ra để thúc đẩy khởi nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang thiếu các quỹ đầu tư mạo hiểm ở vòng sơ khởi.
  • Diễn ra dưới hình thức đối thoại, chuyên đề 2 có nội dung: Start-up công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam trong dòng chảy chuyển đổi số. Đây được kỳ vọng là cuộc gặp gỡ thú vị giữa các Start-up với quỹ và các nhà  đầu tư.
  • Các DN khởi nghiệp sẽ nhận được sự chia sẻ của Shark Bình – Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn NextTech về “Giải đáp và né tránh thất bại cho Start-up”; ông Tuấn Hà – CEO Vinalink, Điều phối chính hệ sinh thái khởi nghiệp EMI, cũng cho biết về “Chiến lược Growth Hacking cho Startups hay SMEs muốn khởi sự kinh doanh”; ông Đoàn Văn Tuấn – Chuyên gia Phân tích đầu tư Quỹ Next100 sẽ nói rõ về “Tiêu chuẩn của Quỹ và Hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp” để các start-up dễ hình dung và tiếp cận.
  • Buổi đối thoại này cũng sẽ ghi nhận nguyện vọng từ các start-up qua đại diện các DN khởi nghiệp thành công.

2.3 Những nhận định mới nhất về kinh tế Internet

  • Phiên chuyên đề 3 lại hướng tới sự hợp nhất trong kinh tế Internet. Báo cáo năm 2019 của Internet Society (ISOC) về “Sự hợp nhất trong Kinh tế Internet” trên các lớp hạ tầng, dịch vụ và ứng dụng, thị trường Internet toàn cầu chứng kiến xu thế thống lĩnh của những tên tuổi lớn ở quy mô toàn cầu và quốc gia (các nhà mạng lớn thống lĩnh thị trường cung cấp dịch vụ kết nối. Internet, Facebook và Google thống lĩnh thị trường dịch vụ mạng xã hội và công cụ tìm kiếm, còn Uber và Grab thống lĩnh thị trường ứng dụng đặt xe, …).
  • Trong sự kiện Internet Day 2019, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), đơn vị tổ chức sự kiện, phối hợp với Internet Society để mang đến cho cộng đồng Internet Việt Nam cái nhìn tổng quan về hiện trạng cũng như các tác động của xu thế này.
  • Bên cạnh các phiên hội thảo là các hoạt động triển lãm sản phẩm Khởi nghiệp Công nghệ và kết nối doanh nghiệp có ý tưởng đổi mới, sáng tạo và các Quỹ, Nhà đầu tư.
  • Trong tiến trình chuyển đổi số, Internet đóng vai trò huyết mạch để duy trì và phát triển mọi hình thức xã hội số. Chủ đề “Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số”, Internet Day 2019 được kỳ vọng sẽ mang đến những chia sẻ hữu ích và cởi mở, đề xuất những giải pháp và sáng kiến đổi mới, sáng tạo nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

III. Ngành công nghiệp theo dõi qua điện thoại phình to tới mức báo động

3.1 Khái niệm về ngành công nghiệp theo dõi qua điện thoại

  • Một khi lịch sử của thời đại chúng ta đang sống được viết lại, thì điều khiến các sử gia phải tự hỏi là tại sao chúng ta lại cho phép bản thân “mơ ngủ” trong một xã hội đầy rẫy những bất công như hiện nay. Kể từ sau sự kiện 9.11, nền dân chủ phương Tây đã chuyển qua các chương trình giám sát toàn diện công dân của họ, rõ ràng chúng vi phạm và không được đánh giá đầy đủ về tính minh bạch. Mãi đến khi bị Edward Snowden đưa ra ánh sáng vào mùa hè 2013, chúng ta mới dần ý thức được bức tranh toàn cảnh về thế giới mà chúng ta đang sống: bị giám sát 24/24.
  • Suốt một thời gian, những tiết lộ của Snowden đã thu hút được sự chú ý của nhiều người về các hoạt động giám sát của các chính phủ, nhưng rồi người ta bỏ rơi về những gì đang diễn ra ở các hoạt động giám sát tư nhân hoặc các nhà thầu.
  • Đáng tiếc là hầu hết chúng ta vẫn thoải mái sống trong thế giới bị giám sát đó, đã có lúc hầu hết chúng ta nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh sau khi mù tịt về quyền riêng tư trên mạng, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua. Chúng ta đang có quá nhiều bằng chứng về các vụ vi phạm quyền riêng tư, nhưng biết làm sao khi cứ 6 trong số 10 người Mỹ được hỏi lại tin rằng họ sẽ không thể sống quá một ngày mà không vào internet, dù họ biết rằng mỗi khi họ truy cập thì cả hệ thống công nghệ và chính phủ sẽ thu thập dữ liệu của họ mà bản thân họ cũng không biết dữ liệu đó sẽ được sử dụng như thế nào hay bán cho ai.
  • Có khoảng 80% người Mỹ được hỏi tin rằng họ có ít hoặc không có quyền kiểm soát dữ liệu do các công ty công nghệ thu thập và các nguy cơ tiềm ẩn của hành vi đó lớn hơn lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, họ vẫn buộc phải tiếp tục sử dụng các dịch vụ này kể cả khi họ vẫn nghi ngờ các tập đoàn đứng sau nó.

3.2 Thực trạng về ngành công nghiệp theo dõi qua điện thoại hiện nay

  • Nghịch lý về quyền riêng tư nằm ở chỗ đó. Vì sao mọi người vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ của các công ty mà họ nghi ngờ đang lạm dụng và thu thập dữ liệu bất hợp pháp của họ?
  • Đây là cái gọi là nghịch lý khó giải quyết nhất về quyền riêng tư và câu hỏi đặt ra. Liệu cần phải điều chỉnh gì để duy trì phạm vi thích hợp đối với các quy định kiểm soát quyền riêng tư của các dịch vụ này? Điều gì sẽ giúp các chính phủ có các biện pháp mạch lạc và hiệu quả để ngăn chặn việc khai thác, lạm dụng dữ liệu cá nhân một cách tệ hại như nhiều công ty lớn đang làm. Liệu có dịch vụ nào đủ “đạo đức” nhưng vẫn thu hút được người dùng? Liệu có phải chờ đến lúc chúng biến thành các khủng hoảng có hệ thống mà chúng ta phải bất lực?
  • Đầu tháng này, trong một công trình được cho là nỗ lực phi thường của New York Times đã công bố một cuộc điều tra về ngành công nghiệp theo dõi điện thoại thông minh. Khiến mọi người khó có thể nhắm mắt làm ngơ trước những gì đang diễn ra. Theo điều tra này, cứ mỗi phút mỗi ngày, ở khắp mọi nơi trên hành tinh, hàng chục công ty hầu như đã mất khả năng kiểm soát các lượt đăng nhập và sử dụng điện thoại di động của hàng triệu khách hàng. Họ cũng bị nuốt chửng với hàng tá tệp tin siêu dữ liệu được lưu trữ của người dùng.
  • Thời báo New York Times đã thu thập được một trong những nguồn dữ liệu khổng lồ này. Mà theo họ là lớn nhất từ trước đến nay. Nó chứa hơn 50 tỉ vị trí của người dùng và các trang web truy cập từ điện thoại của hơn 12 triệu người Mỹ mỗi khi họ di chuyển qua các thành phố lớn như Washington, New York, San Francisco và Los Angeles.
  • Mỗi mẩu dữ liệu trong tệp tin khổng lồ này lại đại diện cho vị trí chính xác của một chiếc điện thoại trong suốt một khoảng thời gian vài tháng kể từ năm 2016 đến 2017. Dữ liệu này có nguồn gốc từ một công ty theo dõi vị trí. Một trong hàng chục hoạt động thu thập chuyển động chính xác bằng phần mềm được chuyển sang ứng dụng điện thoại di động . Có lẽ bạn chưa bao giờ nghe nói rằng hầu hết các công ty hay bất cứ ai có quyền truy cập dữ liệu này đều có thể “đọc vị” bạn qua hành vi sinh hoạt, vị trí và thói quen của bạn hằng ngày. Họ có thể biết nơi bạn đến vào mọi thời điểm trong ngày, người mà bạn gặp hay nơi mà bạn đến, dù đó là tiệm mát-xa hay phòng khám tâm thần.
  • Trước đó, chúng ta từng chứng kiến những câu chuyện về việc “tái tạo” cuộc sống của một người qua những nguồn dữ liệu thu thập được tương tự. Ví dụ, vào năm 2011, tạp chí Die Zeit của Đức đã công bố kết quả của một thí nghiệm trong đó thu thập dữ liệu vị trí điện thoại thông minh của một chính trị gia đảng Xanh và sau đó họ lập bản đồ rồi phân tích chi tiết về cuộc sống hằng ngày của ông, khiến nhiều người và bản thân chính trị gia này bị shock. Nhưng đó chỉ là một đơn cử nhỏ và công khai, còn khi nó ở phạm vi rộng hơn và trái phép thì rất đáng báo động.
  • Phạm vi nghiên cứu của thời báo New York Times rộng hơn bao giờ hết: Có tới 12 triệu người được theo dõi trong quá khứ cách đây không quá lâu. Nó đưa ra một so sánh thú vị về mối quan tâm của phương Tây với Trung Quốc, trong đó Mỹ nằm ở trung gian. Trung Quốc là quốc gia thực hiện giám sát công dân công khai và toàn diện, trong khi ở Mỹ việc giám sát này được thực hiện qua các công ty và nhà thầu tư nhân, nhưng lại có liên quan ngầm tới chính phủ – một quốc gia cương quyết phủ nhận và từ chối hành vi giám sát này.
Có lẽ vì vậy, chúng ta đều là những con cừu trong lồng kính đang bị quan sát và bạn không nên “ném đá” quá nhiều nếu không muốn bị “đưa lên đĩa”, bởi cái lưới do các ông lớn như Google, Facebook,… giăng ra ngày càng dày đặc và bạn không thể thoát khỏi nó dễ dàng mà không dính vào mạng lưới giám sát khác. Một nỗ lực vô vọng trừ khi bạn dám từ bỏ mọi tiện nghi, bắt đầu từ chiếc smartphone và Internet.

IV. Băng tần mmW đang được thúc đẩy triển khai cho mạng 5G ở nhiều quốc gia

Theo một báo cáo mới đây từ Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ di động toàn cầu (GSA), các nhà khai thác mạng di động trên khắp thế giới đang nhảy vào băng tần milimet (mmW).

GSA đã khảo sát việc sử dụng phổ tần trên 6 GHz trên cơ sở toàn cầu. Và thấy rằng gần 70 nhà khai thác ở 13 quốc gia có giấy phép băng tần mmW mà họ có thể sử dụng cho các dịch vụ mạng 5G. Trong số đó, 14 nhà khai thác đang triển khai 5G dựa trên băng tần mmW.

14 quốc gia cũng đã công bố kế hoạch cụ thể để phân bổ tần số mmW từ nay đến cuối năm 2021. Trong đó bao gồm cả Hoa Kỳ, dự kiến sẽ khởi động phiên đấu giá phổ tần lần thứ ba (phiên 103). Đây được cho là phiên đấu giá lớn nhất từ trước đến nay sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày 10/12/2019. Theo thông báo chính thức từ trang web của Ủy ban truyền thông liên bang Hoa Kỳ FCC cho thấy. Phiên đấu giá này sẽ cung cấp 14.144 giấy phép cho 3 băng tần:

Trên 37 GHz (37,6 GHz – 38,6 GHz) chia thành 10 khối (100 MHz/khối) với 4.160 giấy phép;

39 GHz (38,6 GHz – 40 GHz) chia thành 14 khối (100 MHz/khối) với 5.824 giấy phép;

47 GHz (47,2 GHz – 48,2 GHz) chia thành 10 khối (100 MHz/khối) với 4.160 giấy phép;

Thời hạn cho tất cả các giấy phép trong phiên đấu giá này đều không quá 10 năm.

Theo số liệu từ báo cáo của GSA cho thấy:

Thiết bị hỗ trợ cho các băng tần trên 6 GHz vẫn còn ở giai đoạn đầu. Trong số 11 thiết bị có sẵn trên thị trường có ít nhất một thiết bị hỗ trợ băng tần 5G trên 6 GHz. Với 59 thiết bị được công bố sẽ hỗ trợ cho các băng tần mmW nhưng đang ở phiên bản tiền thương mại.

Báo cáo cũng chỉ thêm rằng, dải tần số từ 71-86 GHz đang được các cơ quan quản lý quốc gia và các cơ quan quốc tế xem xét. Hoặc đã được sử dụng trong các thử nghiệm của các nhà mạng. GSA cho biết họ đã xác định được 4 nhà khai thác đã thử nghiệm việc sử dụng dải tần mmW trong khoảng từ 81 GHz đến 87 GHz.

“Rõ ràng, với số lượng phổ tần số được cấp trong những năm tới và sự bổ sung phổ tần mới trong dải tần số mmW tại Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới vừa qua. Việc các nhà khai thác đầu tư vào các dải tần số mmW và các cam kết cho ra mắt các thiết bị tương thích của các nhà cung cấp thiết bị cho thấy tầm quan trọng của dải tần số trên 6 GHz và nó sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai”, báo cáo kết luận.

Chính vì thế bạn hãy ghi nhớ những cú pháp đăng ký gói cước 5G Vinaphone để đăng ký trải nghiệm tốc độ 5G ngay khi Vinaphone triển khai 5G nhé.

V. Ba tuyến cáp quang biển Việt Nam đồng loạt gặp sự cố

Việc cả 3 tuyến cáp AAG, AAE-1 và IA gặp sự cố đồng thời sẽ gây tác động lớn tới trải nghiệm sử dụng dịch vụ của người dùng Internet. 

Theo thông tin mới nhận được, tuyến cáp quang biển AAG nối Việt Nam đi quốc tế đã gặp sự cố lúc 7h sáng nay (23/12). Sự cố xảy ra trên nhánh s1i của tuyến cáp AAG. Vị trí xảy ra sự cố nằm ở phân đoạn nối Việt Nam đi Hồng Kông.

Sự cố với tuyến cáp quang biển AAG khiến đường truyền Internet kết nối Việt Nam với quốc tế bị ảnh hưởng.

Chia sẻ với Thế giới gói cước Vinaphone, đại diện nhà mạng VNPT cho biết đang tìm cách tiến hành cân tải với các đường truyền quốc tế khác để đảm bảo việc sử dụng Internet của người dùng VNPT vẫn diễn ra bình thường. Đơn vị này cũng cho biết đang tiến hành liên hệ với các đối tác để tìm hiểu nguyên nhân diễn ra sự cố.

Đáng chú ý khi trong sáng 23/12, xuất hiện thông tin cho biết bên cạnh AAG. Hai tuyến cáp quang biển khác là Liên á (Intra Asia – IA) và AAE-1 cũng đang gặp vấn đề.

Hiện chưa có  thông tin chính thức về thời gian khắc phục hoàn toàn các sự cố trên 2 tuyến cáp AAG và AAE-1.

Cáp quang gặp sự cố đã không còn là chuyện xa lạ đối với người dùng Internet, trong vài năm trở lại đây, cáp quang thường xuyên bị đứt khiến việc sử dụng mạng gặp khó khăn. Chính vì thế đăng ký cho điện thoại 1 gói cước là điều vô cùng cần thiết, phòng những lúc cáp quang gặp sự cố.

Chị Mai Lan – 1 trong những khách hàng thân thiết của Vinaphone (quận Thanh Xuận-Hà Nội) chia sẻ: “Vào những thời điểm cáp quang bị đứt, gần như tôi không thể truy cập vào mạng được, điều này gây sự khó chịu, bức xúc với người dùng Internet. Tuy nhiên trong những ngày chờ cáp quang ổn định, tôi có đăng ký gói cước D2 Vinaphone dùng tạm thời trong vài ngày, thực sự rất tiện lợi

cách đăng ký 3g/4g/5g vinaphone ngày Gói cước 3g/4g/5g vinaphone gói cước ngày d2 thegioigoicuoc.com

 

Gói cước D2 Vinaphone cũng là gói cước được nhiều thuê bao đăng ký nhất (tính đến tháng 12/2019) bởi vô số tính tiện lợi của nó. Bạn chỉ cần bỏ ra 10.000đ nhận ngay 2Gb Data tốc độ cao truy cập thoải mái trong cả ngày. Đăng ký ngay với cú pháp:

ON D2 gửi 1543

ĐĂNG KÝ D2

5/5 (1 Review)
Chia sẻ:

Tag liên quan:

Bài viết này có hữu ích không?

Xin cảm ơn đóng góp của bạn.

LOGO VINAPHONE