Top 5 xu hướng cập nhật mới nhất từ Vinaphone năm 2020

Top 5 xu hướng cập nhật mới nhất từ Vinaphone năm 2020

Năm 2019, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đã tạo bước đột phá trong việc phát hành gói cước Combo (bao gồm 3 dịch vụ: di động, băng rộng, MyTV) phù hợp với nhu cầu, hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, dựa theo phân khúc khách hàng. Các lĩnh vực sản phẩm số cũng giành được nhiều thành công ấn tượng…Sắp bước sang năm mới 2020 các khách hàng của Vinaphone cũng cần nắm rõ được các đổi mới cũng như xu hướng cập nhật mới nhất từ nhà mạng. Thế giới gói cước Vinaphone đã tổng hợp được “Top 10 xu hướng cập nhật mới nhất từ Vinaphone năm 2020”

Có thể bạn đang quan tâm và cần xem nhanh, mời bạn truy cập vào đường dẫn này: Cách đăng ký mạng Vina ngày.

Top 10 xu hướng cập nhật mới nhất từ Vinaphone.thegioigoicuoc.com

I. Việt Nam sẽ tắt mạng 2G vào năm 2022, thương mại 5G trong năm 2020

Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án dừng công nghệ di động cũ 2G vào năm 2022 giúp nhà mạng tiết kiệm chi phí vận hành và dành tần số và nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới.

Bộ TT&TT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án dừng công nghệ di động cũ 2G vào năm 2022 giúp nhà mạng tiết kiệm chi phí vận hành và dành tần số và nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới.

Bộ TT&TT cho biết, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án dừng công nghệ di động cũ 2G vào năm 2022. Lý do tắt sóng mạng 2G là do hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam đang tồn tại đồng thời 3 công nghệ di động mặt đất là GSM (2G) triển khai năm 1990, IMT 2000 (3G) triển khai từ năm 2009 và LTE-A (4G) triển khai từ 2016 và dự kiến triển khai thương mại 5G trong năm 2020.

Như vậy thì từ 2021, trên mạng viễn thông Việt Nam tồn tại đồng thời 4 công nghệ di động. Việc duy trì cùng lúc 4 công nghệ này bắt buộc các doanh nghiệp phải duy trì vận hành, khai thác 4 mạng di động riêng biệt, gây tốn kém cho doanh nghiệp, tài nguyên tần số bị chia nhỏ và doanh nghiệp không tập trung nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới. Vì vậy, việc loại bỏ công nghệ 2G cho phép giải phóng băng tần cho các công nghệ di động mới, giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí khai thác, dành hạ tầng thụ động để phát triển các trạm phát sóng 5G.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được Smartphone với giá rẻ có thể thay thế các thiết bị điện thoại 2G hiện nay và không ảnh hưởng nhiều đến người dùng.

II. VNPT dẫn dắt về sản phẩm số, đi trước đón đầu công nghệ

Trong công cuộc chuyển đổi số, Tập đoàn VNPT đã sớm đi đầu về công nghệ, đóng vai trò dẫn dắt về nghiên cứu, phát triển sản phẩm số tại thị trường Việt…

Trước xu thế “cuộc sống số” đã nhanh chóng thâm nhập và phát triển sâu rộng tại Việt Nam, Tập đoàn VNPT đã liên tục đồng hành cùng các Bộ ngành, các doanh nghiệp ICT trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp hướng tới các mục tiêu: Chuyển đổi số nền kinh tế; Chuyển đổi số xã hội; Chuyển đổi số cơ quan nhà nước; Phát triển lực lượng lao động số. Quá trình này bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trong thời gian vừa qua, VNPT đã tập trung vào xây dựng nhiều bài toán về công nghệ 4.0, cụ thể như: trí tuệ nhân tạo AI trong triển khai mô hình đô thị thông minh, bài toán AI về thị giác, công nghệ nhận dạng quang (AI/OCR), xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP, dữ liệu lớn BigData…

Trong lĩnh vực chuyển đổi số nền kinh tế, VNPT xác định lấy các doanh nghiệp làm trung tâm, với các nội dung: Chuyển đổi sử dụng hạ tầng số; chuyển đổi áp dụng quản trị số (phần mềm quản lý nhân lực, kế toán…); số hoá công cụ sản xuất và tổ chức khai thác dữ liệu để tạo ra các sản phẩm/mô hình kinh doanh mới; và bao trùm tất cả chính là thương mại điện tử, dịch chuyển các giao dịch thương mại truyền thống sang môi trường số.

Đối với hạ tầng số, Vinaphone đã sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp những nền tảng hạ tầng viễn thông, CNTT như: Hệ thống ảo hóa, cung cấp dịch vụ qua nền tảng điện toán đám mây (IaaS, SaaS); kết nối băng rộng tốc độ cao, đáp ứng đa dạng nhu cầu kết nối (FTTX, 4G/5G, NB-IoT/LoraWan…).

Về thương mại điện tử, VNPT cung cấp toàn trình từ hạ tầng đến giải pháp, ứng dụng, từ quản lý bán hàng, tồn kho, giao nhận đến thanh toán trực tuyến… giúp các giao dịch online dễ dàng, nhanh chóng, linh hoạt, tin cậy. Đây là những yếu tố quan trọng thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Trong tương lai, VNPT sẽ tiếp tục ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot trong chẩn đoán, điều trị, phẫu thuật, hứa hẹn sẽ mang tới những cải cách và đột phá.

Bên cạnh đó, VNPT cũng xây dựng và triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt (VNPT Pay), không chỉ cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho khách hàng VNPT mà còn cung cấp tiện ích linh hoạt, tiện lợi cho người dân thanh toán cho lĩnh vực dịch vụ công, y tế, giáo dục… Tới đây, ngay khi được cấp phép, VNPT sẽ cung cấp ra thị trường dịch vụ Mobile Money cho phép thanh toán qua tài khoản di động, là tiền đề tạo ra một cuộc cách mạng trong thói quen không sử dụng tiền mặt tại Việt Nam. VNPT đã và đang hướng tới xây dựng hệ sinh thái số (VNPT digital ecosystem) cung cấp đầy đủ nhu cầu số hàng ngày, từ giải trí đến tài chính, học tập, chăm sóc sức khoẻ…

III. VNPT đạt nhiều thành công ấn tượng trên thị trường ICT Việt

Năm 2019, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đã tạo bước đột phá trong việc phát hành gói cước Combo (bao gồm 3 dịch vụ: di động, băng rộng, MyTV) phù hợp với nhu cầu, hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, dựa theo phân khúc khách hàng. Các lĩnh vực sản phẩm số cũng giành được nhiều thành công ấn tượng…

2019 cũng là năm VNPT đã bảo vệ thuê bao và chiếm lĩnh thị phần thông qua chuyển mạng giữ số (MNP): Tập đoàn đã triển khai nhiều giải pháp theo 02 chương trình (Phát triển thuê bao Port-in; Giữ và giảm thuê bao Port-out), tính đến ngày 27/11/2019 VinaPhone là nhà mạng có kết quả PI-PO thành công dương cao nhất với 58.705 thuê bao.

VNPT tiếp tục tham gia sâu rộng vào các tổ chức quốc tế như Liên minh viễn thông quốc tế ITU, hiệp hội GSMA, TMForum AIP thông qua đó cập nhật những kinh nghiệm triển khai 5G, IoT, Smart City hay các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, tiếp tục đàm phán với nhiều nhà mạng quốc tế tăng doanh thu chuyển vùng quốc tế cũng như phát triển dịch vụ mới như A2P, M2M, RCS; triển khai nghiên cứu, đánh giá khả thi dự án thay thế vệ tinh Vinasat-1 sẽ hết niên hạn sử dụng vào năm 2023.

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, VNPT tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường như thiết bị GPON OLT; thiết bị ONT thế hệ mới; thiết bị Wifi Access Point thế hệ mới; thiết bị trạm thu phát sóng di động Smallcell; thiết bị Set-top box 4k…

Hiện giờ, tổng giá trị sản phẩm công nghiệp nội địa, dịch vụ của VNPT sử dụng trên mạng, không phải nhập khẩu là hơn 8 ngàn tỷ đồng…

IV. Bưu điện Việt Nam ban hành kiến trúc CNTT tổng thể

Ngày 28/12, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã ban hành khung kiến trúc CNTT nhằm khẩn trương đổi mới mô hình quản lý, ứng dụng CNTT theo hướng điều hành tập trung, làm chủ và sáng tạo công nghệ.

Bên cạnh đó, giảm thiểu tối đa số lượng ứng dụng tại các khâu, công đoạn trong sản xuất, nâng cao khả năng tích hợp và tính tiện ích, tiện dụng của từng ứng dụng.

Đồng thời đảm bảo kết nối liên thông giữa hạ tầng CNTT của Bưu điện Việt Nam với khách hàng, đối tác trong và ngoài nước.

Bưu điện Việt Nam sẽ đặc biệt chú trọng tới việc tối ưu hóa và tự động hóa trong lĩnh vực bưu chính chuyển phát, logistic và chăm sóc khách hàng.

Đặc biệt, đối với các dịch vụ hành chính công, doanh nghiệp này cũng tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện kết nối mạng thông tin phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Theo đó, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí khi thực hiện các thủ tục hành chính, hoặc thuận lợi hơn trong tra cứu thông tin hành trình chuyển phát hồ sơ.

Bên cạnh đó, thông qua các phần mềm kết nối, trao đổi dữ liệu, công tác quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước và bưu điện sẽ đảm bảo nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.

V. Vinaphone đổi đầu số 11 số thành 10 số

Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông báo về kế hoạch chuyển đổi đầu số từ thuê bao di động 11 số về 10 số nên những đầu số mới như: 081, 082, 083, 084, 085 đã ra đời thay thế đầu số cũ nhằm đáp ứng xu thế phát triển lâu dài cho thị trường viễn thông và yêu cầu phát triển nền kinh tế số trong thời đại cách mạng 4.0.

5.1. Các đầu số Vinaphone 10 số

Đầu số Vinaphone 10 số: 091, 094,088. Đối với tất cả số điện thoại có 10 số, mà bắt đầu bằng 091 hoặc 094 thì đó chắc chắn là đầu số của Vinaphone và không cần chuyển đổi.

5.2. Các đầu số Vinaphone 11 số đã được chuyển đổi

Đầu số Vinaphone 11 số cũ: 0123, 0124, 0125, 0127, 0129.

STT Đầu số cũ Đầu số mới
1 0123 083
2 0124 084
3 0125 085
4 0127 081
5 0129 082

Dù là ra đời trước hay sau, sớm hay muộn thì những đầu số của mạng VinaPhone đều chiếm được sự chú ý của người dùng và có những vị thế nhất định. Cùng với lịch sử phát triển lâu đời, VinaPhone vẫn luôn là bức tường thành vững chắc, nhận được sự tin yêu của người dân Việt Nam ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.

 

Trên đây là những thông tin tổng hợp chi tiết nhất về “Top 5 xu hướng cập nhật mới nhất từ Vinaphone năm 2020”. Thế giới gói cước Vinaphone hy vọng bạn có thể cập nhật kịp thời các khuyến mại cũng như thay đổi từ nhà mạng.

Hãy chia sẻ cho chúng tôi biết về những hiểu biết cảu bạn về các Gói cước 3G – 4G – 5G Vinaphone hoặc các trải nghiệm của bạn khi sử dụng dịch vụ, bằng cách để lại bình luận ngay dưới bài viết này nhé.

0/5 (0 Reviews)
Chia sẻ:

Tag liên quan:

Bài viết này có hữu ích không?

Xin cảm ơn đóng góp của bạn.

LOGO VINAPHONE